Phản ứng Tam Nguyệt Nhai

Trong thời hiện đại, các quan chức chính phủ Trung Quốc đã ủng hộ Tam Nguyệt Nhai và xem đó như là một cách để tăng trưởng nền kinh tế, đặc biệt là đối với các cộng đồng thiểu số và thể hiện ủng hộ đối với văn hóa người Bạch.[6] Lễ hội đã được chính quyền châu tự trị Đại Lý chính thức công nhận vào năm 1991.[1] Trong những năm 1990, chính phủ đã đầu tư vào các công trình tạo nên phiên chợ như đường xá và các gian hàng.[6] Dự án đã có sự đóng góp 4 triệu nhân dân tệ từ chính quyền địa phương, chính quyền Vân Nam và hơn 13 triệu nhân dân tệ từ các nhà đầu tư khác.[6] Vào năm 2008, Tam Nguyệt Nhai được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của Trung Quốc.[4]

Là một ngày lễ địa phương tại châu tự trị Đại Lý,[5] Tam Nguyệt Nhai đã được xem là một ngày nghỉ lễ bắt đầu từ năm 1991 với 2 ngày nghỉ.[8][9] Sau đó, nó đã được mở rộng lên 3 ngày, từ ngày rằm tháng ba đến hai ngày sau đó.[5] Tức vào năm 2023, người dân địa phương sẽ được nghỉ từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 5 dương lịch.[5]